Chuyển đến nội dung chính

Rủi ro khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Nhiều trường hợp mổ thoát vị hiệu quả thấp mà còn gây biến chứng liệt người, thậm chí tử vong. 

  Theo bác sĩ Paul D'Alfonso, Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare, thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp không chỉ với người Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đối với các trường hợp đau nhẹ, thường được điều trị bằng thuốc và các bài tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên nếu vẫn không hiệu quả và cơn đau trở nên dữ dội, phần lớn các bệnh nhân được chỉ định mổ nhằm lấy bỏ toàn bộ phần thoát vị gây chèn ép hoặc thay thế hoàn toàn đĩa đệm mới. Nhiều bệnh nhân không muốn phẫu thuật nhưng đành chấp nhận vì không còn lựa chọn nào khác.



Trong quá trình khám và điều trị các bệnh về cơ xương khớp, bác sĩ Paul từng gặp nhiều người bị thoát vị đĩa đệm phải mổ nhiều lần trong thời gian ngắn mà không cải thiện được tình trạng bệnh. Đây là vấn đề không may thường xảy ra đối với các ca phẫu thuật ở khu vực lưng như thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm… Trong y khoa, vấn đề này gọi là hội chứng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại, tức là các cơn đau vẫn tiếp tục trở lại sau khi mổ do bản chất của các vấn đề gây ra cơn đau chưa được giải quyết triệt để trong quá trình phẫu thuật.

Thực tế, hầu hết bác sĩ phẫu thuật nghĩ rằng nguồn gốc của căn bệnh thoát vị đĩa đệm là do các đĩa đệm có vấn đề. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa lại bắt nguồn từ các cơ bắp xung quanh phần đĩa đệm bị chèn ép và có quá nhiều áp lực, bị bó chặt lại gây áp lực lớn lên các đĩa đệm làm cho chúng không thể chuyển động một cách bình thường, các dây thần kinh cũng bị chèn ép. Sự chèn ép toàn bộ phần lưng dưới bao gồm các cơ, xương và dây thần kinh, đây chính là nguyên nhân gây đau.

Quá trình phẫu thuật chỉ tác động lên một phần nhỏ là các đĩa đệm nên trong nhiều trường hợp không thể xử lý được vấn đề cốt lõi của bệnh. Ngay cả khi các đĩa đệm đã được xử lý vẫn không có được sự chuyển động đúng cách và sự linh hoạt cần thiết khiến tình trạng bệnh đôi lúc còn trở nên nặng nề hơn.

Ở góc độ khác, bác sĩ William Welch, Trưởng khoa Giải phẫu thần kinh, Bệnh viện Pennsylvania, Mỹ cho rằng rất khó xác định nguồn cơn chính xác của các cơn đau. Ngay cả khi chụp MRI cũng có thể dẫn đến sai lệch do những bất thường. Hầu hết trường hợp phẫu thuật thành công cũng rất hiếm khi chữa khỏi 100% tình trạng thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, không phải bác sĩ nào cũng cẩn trọng với quyết định chẩn đoán của mình, sẽ rất nguy hiểm nếu bác sĩ chỉ định mổ khi chưa nhận diện đúng bệnh lý và lạm dụng thái quá các kỹ thuật chẩn đoán. Thực tế đã có nhiều trường hợp mổ thoát vị mang lại hiệu quả điều trị thấp mà gây nhiều biến chứng như liệt người, thậm chí tử vong, nhất là với người có bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc thoái hóa cột sống quá nặng.

Nghiên cứu về cột sống của NBC News cho thấy nhiều trường hợp phẫu thuật thoát vị phản tác dụng khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn hơn trước khi mổ. Các nhà nghiên cứu xem xét dữ liệu từ 1.450 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa đốt sống và thoát vị đĩa đệm đến từ Ohio, Mỹ. Một nửa trong số đó đồng ý mổ và nửa còn lại không chấp nhận phẫu thuật mặc dù họ được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định tương tự nhau.

Theo dõi sau 2 năm ghi nhận chỉ có 26% số bệnh nhân chấp nhận phẫu thuật quay trở lại làm việc, con số này đối với nhóm bệnh nhân không phẫu thuật lên đến 67%. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các bệnh nhân sau điều trị phẫu thuật sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn 41% so với trước kia. Nghiên cứu này khẳng định phẫu thuật thoát vị không hiệu quả với tất cả trường hợp. Sau mổ, bệnh nhân giảm đau nhưng bệnh không khỏi triệt để và dễ tái phát.

Bác sĩ Paul cho rằng yếu tố quan trọng nhất của điều trị thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh về thần kinh cột sống nói chung đó là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để đưa ra chiến lược điều trị triệt để tận gốc, trong đó ưu tiên những phương pháp không phẫu thuật, không dùng thuốc và không xâm lấn. Chẳng hạn, khi bệnh nhân bị đau ở chân, nguyên nhân của các cơn đau thường không xuất phát từ chân mà có thể do những chèn ép và mất cân bằng ở phần hông và lưng dưới. Khi cơ bắp xoắn chặt lại và chèn ép lên các dây thần kinh ở đĩa đệm, chân của bệnh nhân sẽ cảm thấy tê hoặc bị đau, khó khăn trong khi di chuyển. Lúc ấy, các bác sĩ thần kinh cột sống sẽ tiến hành nắn chỉnh ở phần hông, tác động đến những khu vực cơ bắp riêng biệt kéo dài từ vùng cột sống đến hông giúp giải phóng các áp lực trên phần cơ bắp. Nhờ đó đem lại sự cân bằng cho hông và lưng của bệnh nhân, đồng thời giúp giảm triệu chứng đau.

Ở Mỹ, nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm yêu cầu điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống hơn là phẫu thuật. Nguyên lý của việc các nắn chỉnh là khôi phục khả năng tự điều chỉnh và chữa lành của cơ thể. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn và hiệu quả, thời gian hồi phục ngắn, bệnh nhân có thể nhanh chóng trở về cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, các bác sĩ còn hướng dẫn bệnh nhân các bài tập nhằm hỗ trợ kết hợp với quá trình nắn chỉnh nhằm đảo bảo hiệu quả dài lâu. Trong trường hợp cần thiết có thể kết hợp thêm các bài kỹ thuật vật lý trị liệu nhằm giảm áp lực cột sống và thiết bị xung điện, máy ultra-sound, massage nới lỏng và giảm áp lực trên mô cơ. Từ đó giúp khôi phục đĩa đệm về đúng vị trí khỏe mạnh ban đầu và giảm đau nhanh.

Nguồn: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/rui-ro-khi-phau-thuat-thoat-vi-dia-dem-3466638.html

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đau đầu gối bên trái là bệnh gì và cách phòng ngừa như thế nào

Đau đầu gối bên trái là gì Đau đầu gối bên trái tuy không phải là biểu hiện gì quá rõ ràng, vì bất cứ ai cũng đã bị tình trạng này rồi. Bên cạnh đó, nó cũng có thể là tín hiệu nói cho bạn biết đầu gối của bạn đang bị tổn thương, cần được chăm sóc đúng cách, kịp thời. Theo các thống kê gần đây nhất của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ cho biết, các bệnh viêm khớp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn phế, bại liệt ở người. Một nghiên cứu khác liên quan đến sức khỏe của Mỹ cũng đã chỉ ra số người trường thành mắc phải các bệnh về xương khớp còn cao hơn tới 60% so với số người mắc các bệnh tim mạch (một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất và cũng có tỷ lệ tử vong cao nhất). Tương tự, tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở Việt Nam, tức là số người mắc bệnh xương khớp ngày càng gia tăng nhanh và ở mọi độ tuổi. Trong đó, có một số liệu thống kê chưa chính thức tại Việt Nam đã chỉ ra rằng ở đối tượng từ 35 tuổi có tỉ lệ 30% mắc bệnh, đối tượng trên 65 tuổi th

Ngủ sai tư thế bị đau cổ và cách phòng tránh

 Ngủ sai tư thế bị đau cổ sẽ khiến cho bạn vận động trở nên khó khăn hơn vào hôm sau. Điều này không chỉ khiến bạn vô cùng khó chịu mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để phòng ngừa  được việc ngủ sai tư thế? Hãy theo dõi bài viết sau để có thêm thông tin nhé  Ngủ sai tư thế bị đau cổ là gì   Tư thế nằm không đúng sẽ khiến cho bạn bị vẹo cổ, và sẽ thấy rất đau sau khi ngủ dậy. Việc nằm lệch cổ sang một bên hoặc là gối quá cao, cứng, các vùng cơ gân quanh cổ và vai bị kéo căng trong khoảng thời gian dài, làm cho cổ bị đau nhức sau mỗi sáng thức dậy  Bên cạnh đó, nếu như bạn đang bị thoái hoá đốt sống cổ thì khi bị nhiễm lạnh cũng có thể khiến cho tình trạng đau cổ càng thêm tăng nặng. Nằm sai tư thế không chỉ gây ra những cơn đau nhức nhất thời, mà nếu như để lâu dài mà không điều chỉnh thì sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm như làm biến dạng đốt sống cổ, khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn. Ngoài ra, nếu không có biện pháp c